1. Cổng  trục chân dê là gì?

Cổng trục chân dê hay còn gọi là cẩu chân dê, cẩu trục thủy điện, cầu trục chân dê, cổng chân dê, v.v… được sử dụng tại hầu hết các nhà máy thủy điện. Mục đích sử dụng của các cầu trục này là nâng hạ các cửa van( nhà máy thủy điện), đập xả nước, các lưới chắn rác hoặc sử dụng gầu vớt để vớt rác, v.v…

  • Tải trọng nâng  : Từ 2×5 Tấn – 2×100 Tấn
  • Khẩu độ           : Từ 3m – 25m
  • Chiều cao nâng : Từ 15m – 100m

2. Đặc điểm của cổng trục chân dê

Kết cấu cổng trục chân dê rất đa dạng, có thể có công xôn hoặc không, có thể chân đơn hoặc chân kép, thép tổ hợp từ thép tấm hoặc thép hình, v.v… nhưng đều đảm bảo dầm chịu lực (dầm chính) là hai dầm (dầm đôi) và hệ thống xe con (palang) gồm 2 móc tải trọng đều nhau và đồng tốc đặt phía trên của hệ dầm chính và di chuyển dọc dầm này. Toàn bộ hệ thống cổng trục chạy trên ray di chuyển đặt phía dưới mặt đất.

Với đặc điểm là hoạt động ngoài trời, chịu nhiều tác động thời tiết khác nhau, nên hệ ray di chuyển được quan tâm đặt biệt, thông thường ray P43, P50 sẽ được chỉ định sử dụng.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, cổng  trục và palang được gắn các thiết bị hạn chế hành trình nâng, hành trình di chuyển. Do cổng trục chân dê chủ yếu hoạt động trong các nhà máy thủy điện, nên công tác đảm bảo chống han gỉ, ăn mòn của nước biển và hóa chất là rất quan trọng, vì thế người ta thường tiến hành mạ kẽm cho kết cấu thép, phun sơn chuyên dụng để cổng trục được bảo vệ tốt nhất.

3. Thời gian cấp hàng và chế độ bảo hành cổng trục chân dê.

Với đặc thù là loại cổng trục chuyên dụng, kết cấu dầm có nhiều chi tiết kỹ thuật đòi hỏi  sự chính xác cao. Nên thời gian gia công chế cho toàn bộ hệ dầm sẽ mất từ 35 – 40 ngày.

Thời gian thiết bị palang cập cảng về nước từ 3 – 5 ngày. Vì vậy, sau khoảng 45 – 50 ngày toàn bộ thiết bị sẽ được tập kết tại chân công trình.